Bệnh trĩ hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Trong đó, số người mắc bệnh trĩ ngoại cũng chiếm số lượng không hề nhỏ.
Trĩ ngoại gây ra cảm giác đau rát cũng như rất nguy hiểm nếu như không chữa trị kịp thời. Vậy dấu hiệu và cách chữa trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?
Bệnh trĩ ngoại cách điều trị như thế nào?
1/ Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trước hết các bạn cần hiểu bệnh trĩ ngoại là gì để có các kiến thức cơ bản để nhận biết và chữa trị. Bệnh trĩ ngoại là một trong những mức độ của bệnh trĩ và được xếp vào nguy hiểm bởi chúng có nhiều biến chứng. Bệnh trĩ ngoại là dạng trĩ nằm ở phía dưới đường lược của hậu môn hay đơn giản đó là sự xuất hiện của các búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn.
Tác nhân cụ thể của bệnh trĩ ngoại khi thành tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép quá lâu sẽ khiến cho lượng máu lưu thông không được tốt gây suy giảm chức năng của hậu môn như độ đàn hồi kém hoặc việc phải giãn nở quá mức sẽ dẫn đến tình trạng sa bũi trĩ ngoại.
Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Câu trả lời là có khi chúng không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn tâm lý của người bệnh. Khu búi trĩ ngoại sa lòi quá mức sẽ gây khó chịu cho mọi sinh hoạt hàng ngày từ việc di chuyển đi lại, các hoạt động đến ảnh hưởng của cơ quan tiêu hóa. Nếu như để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý không được thoải mái của người bệnh. Đặc biệt, bệnh trĩ ngoại sau sinh đặc biệt nguy hiểm khi chúng ảnh hưởng đến sự hồi phục của phụ nữ sau sinh, việc chăm sóc con nên có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.
Một băn khoăn của nhiều người hiên nay đó là bệnh trĩ ngoại có lây không? Câu trả lời bệnh trĩ ngoại không lây vì tác nhân của chúng đến từ các thói quen sinh hoạt hàng, ăn uống, sinh lý cũng như làm việc hàng ngày. Do đó, khi sống chung với người bị trĩ ngoại bạn hoàn toàn có thể yên tâm không bị lây nhiễm.
2/ Các mức độ bệnh trĩ ngoại
Hiện nay, bệnh trĩ ngoại được chia thành nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ búi trĩ như thế. Và điều này cũng sẽ quyết định trực tiếp đến cách chữa trị. Bệnh trĩ ngoại chia thành 4 cấp độ khác nhau tương ứng với từng giai đoạn của bệnh.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1: chỉ mức độ khối huyết trĩ ngoại xuất hiện ở mức nhẹ.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2: khi xuất hiện suy tĩnh mạch trĩ ngoại kèm theo các triệu chứng đau rát tăng lên.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3: đây là giai đoạn trĩ ngoại do viêm cũng như đã bị một thời gian dài.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4: đây là giai bệnh trĩ ngọai nặng nhất khi trĩ ngoại mô liên kết với nhau gây ra các búi trĩ lớn và gây cảm giác đau rát cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt hàng ngày.
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại là ngứa xung quanh hậu môn
3/ Các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Với 4 mức độ bệnh trĩ ngoại khác nhau sẽ có các triệu chứng riêng biệt. Nhưng thông thường các dấu hiệu sẽ có sự thay đổi tùy vào cấp độ bệnh. Tuy nhiên bệnh trĩ ngoại hiện cũng có những dấu hiệu chung nhất bao gồm:
Ngứa xung quang vùng hậu môn hay trực tràng. Việc này sẽ xuất hiện thường xuyên bất cứ lúc nào và chúng ngày càng tăng lên khi mức độ trở nên nặng hơn.
Khó khăn trong quá trình đi đại tiện khi mà bạn cảm thấy đau rát kèm theo ra máu. Người bệnh có thể phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
Sa búi trĩ ra phía ngoài là dấu hiệu chắc chắn nhất về việc bị bệnh trĩ ngoại. Các tĩnh mạch ở hậu môn giãn to và xuất hiện các búi trĩ gây nên cảm giác đau rát cũng như khó khăn trong quá trình sinh hoạt.
Bổ xung lượng rau củ cho người bệnh trĩ ngoại
4/ Bệnh trĩ ngoại chữa như thế nào?
Với mức độ nguy hiểm như thế này thì bệnh trĩ ngoại chữa như thế nào? Câu trả lời đó là tùy thuộc và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Trong trường hợp người bị bệnh trĩ ngoại nhẹ người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc uống hoặc bôi ngoài hay thuốc đặt hậu môn để giảm bớt sự đau rát cũng như ngăn chặn các búi trĩ ngoại sa nặng hơn.
Vậy bệnh trĩ ngoại nên ăn gì? Các thức ăn giàu sắt, giàu chất xơ, magie sẽ tốt cho người bị trĩ ngoại. Các chất này có nhiều trong rau củ và các loại hạt nên có thể dễ dàng bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, việc ăn các thức ăn nhuận tràng tốt cho hệ tiêu hóa như rau mồng tơi, rau rền, khoai lang, các loại hoa quả cũng sẽ hỗ trợ tốt cho người bị trĩ cũng như quá trình điều trị. Việc bổ sung thêm nước hàng ngày cũng là một biện pháp đơn giản nhưng mang đến hiệu quả khá tốt.
Trong trường hợp đau rát kéo dài cũng như chảy máu dai dẳng thì việc tiến hành các thủ thuật đơn giản cũng được tính đến trong điều trị trĩ ngoại. Một số phương pháp như tiêm xơ gốc mạch trĩ, thu nhỏ (làm đông) búi trĩ bằng điện cao tần có thể sử dụng nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng tình trạng bệnh.
Với bệnh trĩ ngoại cách điều trị ưu việt nhất phải kể đến đó là việc phẫu thuật cắt bũi trĩ. Tuy nhiên, các trường hợp trĩ ngoại nặng cấp độ 3, cấp độ 4 mới khuyến cáo sử dụng vì chúng có nhiều tác động cũng như mức chi phí cao. Hiện nay có nhiều phương pháp cắt trĩ khác nhau như phương pháp bảo tồn Milligran, cắt trĩ thoe phương pháp Longo ít đau…mà bệnh nhận có thể lựa chọn.
Bệnh trĩ ngoại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày nên các bạn cần phải có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Nếu có các dấu hiệu hãy đi khám để có thể chữa trị khi mức độ còn nhẹ.