Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Có rất nhiều người chủ quan không phát hiện sớm khiến cho bệnh trở nên nặng và khó khăn trong quá trình chữa trị.
Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh trĩ để có thể nhận biết được các dấu hiệu cũng như mức độ của mình bị.
Bệnh trĩ hiện ngày càng nhiều người mắc phải
1/ Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Hiện nhiều người quan niệm bệnh trĩ là bệnh của dân văn phòng vì phải ngồi nhiều nhưng trên thực tế có rất nhiều đối tượng có thể mắc bệnh trĩ với các mức độ khác nhau. Vậy bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Bệnh trĩ là căn bệnh của các mạch máu ở khu vực hậu môn. Đây là căn bệnh của hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, các mạch máu thông nối động tĩnh mạch đến cơ bôi trơn và mô liên kết của hậu môn. Nếu như trong tình trạng bình thường độ đàn hồi của các cơ này tốt sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng trong trường hợp phải chịu áp lực thường xuyên như rặn đi cầu sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ.
Có 3 loại bệnh trĩ khác nhau mà nhiều người mắc phải
2/ Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ hiện nay được phân ra 3 loại chính với các mức đặc điểm về dấu hiệu, cách chữa trị khác nhau. Do đó, cần phải nhận biết mức độ của mình để có các phương pháp điều trị phù hợp.
a) Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là các búi trĩ xuất phát phía trên đường lược, khi đó các búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và các lớp biểu mô chuyển tiếp. Về căn nguyên thì trĩ nội liên quan đến các búi trĩ bên trong trực tràng, chúng không gây đau nhưng sẽ gây chảy máu liên tục cũng như khó khăn khi đi tiêu.
Bệnh trĩ nội có các triệu chứng của bệnh trĩ giai đoạn đầu khi mà các búi trĩ nội ban đầu sẽ có khối nhỏ như quả nho sau đó khi to lên sẽ lồi ra ngoài hậu môn gây sa búi trĩ nặng. Nếu kéo dài tình trạng trĩ nội cũng sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra trĩ ngoại.
b) Bệnh trĩ ngoại
Bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi bệnh trĩ ngoại là như thế nào có khác gì so với trĩ nội thông qua các triệu chứng. Bệnh trĩ ngoại xuất phát từ đường lược dưới khi mà các búi trĩ bị bao phủ bởi lớp mô vảy và năm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. Bệnh trĩ ngoại sẽ gây ra cảm giác đau rát nhiều hơn khi mà các búi trĩ ở phía bên ngoài bị sưng, viêm kết hợp với lớp da thừa gây nên cảm giác ngứa rát xung quanh hậu môn.
c) Bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp xảy ra khi người bệnh vừa mắc trĩ nội và trĩ ngoại, các búi trĩ liên kết với nhau tạo thành búi trĩ hỗn hợp và gây nên cảm giác đau rát cũng như khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
2/ Các triệu chứng chung của bệnh trĩ
Với 3 loại bệnh trĩ này sẽ có các đặc điểm khác biệt nhưng chúng đều có các dấu hiệu chung để giúp các bạn có thể nhận biết và tiến hành các biện pháp chữa trị kịp thời.
Chảy máu: bệnh trĩ ra máu có thể coi là nguyên nhân đầu tiên đây có thể coi là triệu chứng đầu tiên cho dấu hiệu nhận biết của việc bị trĩ, ngoài ra chảy máu cũng là dấu hiệu xuất hiện ở tất cả các mức độ trĩ khác nhau. Ban đầu sẽ là lượng máu nhỏ mà các bạn có thể nhìn thấy trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Khi mức độ bệnh càng nặng thì lượng máu có thẻ chảy thành giọt hay thành tia, và nặng nhất đó là ngồi xổm cũng chảy máu.
Ngứa và đau rát ở khu vực hậu môn: bạn sẽ thường xuyên có cảm giác ngứa và đau rát ở khu vực hậu môn và đặc biệt sau khi đi đại tiện xong. Ngoài ra bạn còn có thể gặp hiện tượng sưng tấy.
Sa búi trĩ: đây là dấu hiệu chứng tỏ bệnh của bạn đã nặng. Búi trĩ xuất hiện sau khi đi đại tiện, đi bộ hoặc ngồi xổm lâu. Ban đầu bối trí sẽ tự co lên được, về sau phải đẩy mới lên là cuối cùng búi trĩ sẽ xuyên ra bên ngoài hậu môn và không đẩy lên được.
Rau xanh đặc biệt tốt cho người bị bệnh trĩ
3/ Bệnh trĩ ăn gì là tốt nhất?
Câu trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ ăn gì sẽ là một trong những cách giúp các bạn chữa trị bệnh trĩ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Với những người bị bệnh trĩ sử dụng chế độ ăn tốt sẽ làm giảm đáng kể tình trạng bệnh cũng như sẽ hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chữa bệnh kết hợp cùng các biện pháp điều trị khác.
Người bị bệnh trĩ nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung máu cho quá trình mất máu để giúp cơ thể bổ sung lượng máu cũng như hồi phục nhanh chóng. Đặc biệt việc bổ sung sắt cũng sẽ rất tốt cho những bệnh nhân bị bệnh trĩ sau sinh đẻ để hồi phục cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi, bông cải xanh, dưa đỏ, mộc nhĩ, mè đen, mơ, mậm khô…
Các thực phẩm giàu chất xơ cũng đặc biệt tốt cho người bệnh trĩ vì chúng sẽ tốt cho hệ tiêu hóa , hạn chế lực tác động lên các búi trĩ gây nên đau rát. Các loại rau quả sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để bổ sung chất xơ cho người bệnh trĩ.
Thực phẩm nhuận tràng cũng cần thiết bổ sung cho người bệnh trĩ. Một số loại rau củ như rau mồng tơi, rau đay, khoai lang, rau dền…Ngoài ra hoa quả cũng sẽ bổ sung các vitamin cho cơ thể cũng như có tác dụng nhuận tràng khá tốt.
Việc bổ sung magie cho cơ thể cũng rất tốt cho người bệnh trĩ. Một số thực phẩm như cá bơn, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả hạnh nhân…
Đặc biệt, đối với người bệnh trĩ thì việc bổ sung nước sẽ đặc biệt tốt cho cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Với các thông tin về bệnh trĩ trên đây hy vọng các bạn đã có các kiến thức để nhận biết cũng như có các phương án chữa trị bệnh trĩ phù hợp.